CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN – CHIA TÀI SẢN SAU KHI LY HÔN

Trong cuộc sống hôn nhân, không ai mong muốn phải đối mặt với việc phải ly hôn. Tuy nhiên, khi hôn nhân không còn khả năng cứu vãn, việc ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn trở thành một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng phải đối mặt. Việc phân chia tài sản khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân mà còn liên quan đến cả nghĩa vụ và trách nhiệm đối với con cái. Cùng tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành về việc chia tài sản khi ly hôn, sau khi ly hôn qua bài viết dưới đây.

chia-tai-san-khi-ly-hon
Chia tài sản khi ly hôn

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết về chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chia tài sản khi ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 59. Theo đó, pháp luật tôn trọng quyền tự thỏa thuận của vợ chồng trong việc phân chia tài sản. Nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không thành thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Chế độ tài sản của vợ chồng

Theo Khoản 1 Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, chế độ tài sản của vợ chồng được xác định theo hai hình thức:

  • Chế độ tài sản theo luật định: Áp dụng khi vợ chồng không có thỏa thuận hoặc có nhưng thỏa thuận bị tuyên bố vô hiệu. Trong trường hợp này, tài sản chung sẽ được chia theo nguyên tắc bình đẳng, nhưng phải xét đến công sức đóng góp, tôn tạo, nguồn gốc,… của tài sản khi chia.
  • Chế độ tài sản theo thỏa thuận: Nếu vợ chồng có thỏa thuận rõ ràng về chế độ tài sản, thỏa thuận này sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, thỏa thuận này cần phải hợp pháp và không vi phạm các quy định của pháp luật.

3. Tài sản chung của vợ chồng

Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra: Bao gồm thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.
  • Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng: Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
  • Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân: khoản tiền thưởng, trúng thưởng xổ số,… là tài sản chung, trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: Nếu tài sản được nhận thừa kế, tặng cho chung từ người khác, tài sản này được xác định là tài sản chung.
  • Tài sản không có căn cứ chứng minh là tài sản riêng: Nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản là riêng của một bên, tài sản đó sẽ được xem là tài sản chung của vợ chồng.

4. Tài sản riêng của vợ chồng

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản thuộc sở hữu riêng trước khi kết hôn: Tài sản được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân và không được thỏa thuận nhập vào tài sản chung của vợ chồng.
  • Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng, chia riêng: Tài sản được chuyển quyền sở hữu riêng cho vợ hoặc chồng dù trong thời kỳ hôn nhân vẫn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng là tài sản riêng của vợ chồng (trừ hòa lợi, lợi tức được xác định theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Các quyền tài sản liên quan đến sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như bản quyền, sáng chế, sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của từng bên.
chia-tai-san-khi-ly-hon
luat su gioi o tai tp hcm la doi ngu luat su uy tin chuyen tu van phap luat mien phi

5. Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn đơn phương được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 như sau:

  • Vợ chồng bình đẳng khi chia tài sản chung: Tài sản chung sẽ được chia đều cho cả hai bên. Tuy nhiên, trong quá trình chia tài sản, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố như công sức đóng góp trong việc tạo lập, tôn tạo, nguồn gốc tài sản,… để xác định tỷ lệ chia phù hợp (lưu ý: Lao động của vợ chồng trong gia đình cũng được coi như lao động có thu nhập).
  • Xem xét hoàn cảnh gia đình: Tình trạng kinh tế, sức khỏe, nơi ở, nuôi con và các yếu tố khác của vợ chồng sẽ được Tòa án xem xét để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mỗi bên.
  • Bảo vệ lợi ích hợp pháp của người yếu thế: Tòa án cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động khi chia tài sản.
  • Chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị: Tài sản chung có thể được chia bằng hiện vật. Nếu không thể chia bằng hiện vật, sẽ chia theo giá trị tài sản. Trong trường hợp có sự tranh chấp về người được nhận tài sản bằng hiện vật thì Tòa án xem xét các yêu tố như: đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh; chỗ ở;…
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Tòa án phải xem xét lỗi dẫn đến ly hôn của vợ chồng như: ngoại tình, bạo lực gia đình,…. để xác định tỷ lệ chia

6. Quy trình chia tài sản khi ly hôn

Việc chia tài sản khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn có thể diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Các bên tự thỏa thuận: Vợ chồng nên cố gắng thỏa thuận về việc chia tài sản với nhau. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả hai bên mà còn giữ được tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm với con cái.
  • Bước 2: Tư vấn pháp lý: Nếu không thể thỏa thuận, một trong hai bên nên tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư hôn nhân và gia đình để được tư vấn đảm bảo quyền lợi của mình tại ĐÂY.
  • Bước 3: Khởi kiện tại Tòa án: Nếu thỏa thuận không thành công, một bên hoặc hai bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản trong cùng vụ án ly hôn. Trong trường hợp đã ly hôn các bên vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản sau khi ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng và xét xử vụ án.
  • Bước 4: Thực hiện phán quyết của Tòa án: Sau khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án, các bên có thể tự nguyện thực hiện theo bản án/quyết định của Tòa án. Nếu một hoặc các bên không thực hiện, bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành theo phán quyết của Tòa án.

7. Những lưu ý khi chia tài sản

Để đảm bảo quyền lợi của mình trong việc chia tài sản, các bên nên lưu ý:

  • Thu thập tài liệu, chứng cứ: Các tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản, chứng từ liên quan đến thu nhập, chi tiêu, lỗi của các bên dẫn đến ly hôn và các tài liệu khác đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tài sản khi ly hôn.
  • Tư vấn ý kiến luật sư: Việc tiếp nhận sự tư vấn từ luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ngay khi có tranh chấp chia tài sản khi ly hôn giúp nâng cao đáng kể tỷ lệ đạt được mong muốn khi chia tài sản.

Như vậy, việc chia tài sản khi ly hôn là một vấn đề không đơn giản và yêu cầu sự thận trọng, chính xác. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng để chia tài sản khi ly hôn. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, các bên cần tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp luật để có sự chuẩn bị chu đáo khi chia tài sản.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề chia tài sản khi ly hôn hoặc có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến pháp luật hôn nhân và gia đình, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư hôn nhân và gia đình của chúng tôi. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn tận tình để bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.


Đội ngũ Luật sư giỏi của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua các thách thức pháp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy đăng ký tư vấn pháp luật miễn phí tại website: Luật sư Khánh hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT PHONG GIA

Địa chỉ trụ sở: Số 29 đường số 55, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh: Chợ Bù Nho, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.

Số điện thoại: 0989 794 794

Facebook: https://www.facebook.com/pl.congdong

Email: duykhanh.phonggiagroup@gmail.com

Lưu ý: Nội dung tư vấn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm mà quy định của pháp luật có sự thay đổi dẫn đến tư vấn trên không còn phù hợp. Chính vì vậy, Quý Khách hàng có góp ý hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chân thành cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *