Thừa kế thế vị là một hình thức đặc biệt của thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người thân thích, người có dòng máu trực hệ với người đã qua đời. Vậy thừa kế thế vị là gì? Trường hợp nào sẽ được thừa kế thế vị? Sau đây, Công ty Luật Phong Gia xin cung cấp một số thông tin chi tiết về quy định pháp luật liên quan đến thừa kế thế vị để bạn đọc có thể nắm rõ.

1. Thừa kế kế vị là gì?
Căn cứ dựa vào Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế thế vị là việc mà các con (cháu, chắt) được kế thừa vị trí của cha mẹ (ông, bà) để nhận phần di sản từ ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp cha mẹ (ông, bà) của họ mất trước người để lại di sản. Những người thừa kế thế vị sẽ nhận được phần di sản mà cha mẹ (ông, bà) của họ lẽ ra sẽ được hưởng nếu còn sống và phần di sản này sẽ được chia đều giữa họ và những người thừa kế khác.
2. Các trường hợp thừa kế kế vị
Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật, bao gồm hai trường hợp chính:
– Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà để lại
Theo đó, cháu sẽ được hưởng di sản của ông bà khi cha mẹ của cháu là những người thừa kế nhưng đã qua đời trước hoặc cùng thời điểm với ông bà. Trong trường hợp này, cháu sẽ thay thế vị trí của cha mẹ để thừa kế phần di sản mà ông bà để lại cho cha mẹ nếu họ còn sống. Điều này áp dụng cho cả cháu nội và cháu ngoại, tức là cháu có thể nhận di sản từ ông bà nội thay cho cha và nhận di sản từ ông bà ngoại thay cho mẹ.
– Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ để lại.
Theo đó, chắt sẽ thay thế cha mẹ để thừa kế di sản của cụ trong trường hợp cả cháu và con đều qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Khi đó, chắt là con của cháu sẽ trở thành người thừa kế thế vị và được hưởng phần di sản mà lẽ ra cha mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
3. Điều kiện được thừa kế kế vị?
Căn cứ Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015, điều kiện hưởng thừa kế kế vị được quy định như sau:
- Phải xảy ra sự kiện pháp lý cha hoặc mẹ của cháu (hoặc chắt) qua đời trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà (hoặc cụ);
- Cháu hoặc chắt của người để lại di sản phải còn sống hoặc chưa ra đời nhưng đã được hình thành thai vào thời điểm ông, bà, (hoặc cụ) mất;
- Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người chết không lập di chúc đối với toàn bộ di sản mà mình để lại. Nếu người thừa kế được chỉ định trong di chúc đã qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, phần di chúc đó sẽ vô hiệu và di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật;
- Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất “theo chiều xuôi” đối với người chết. Người được thế vị có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị ở vị trí đời sau (cháu/chắt). Theo đó, những người thừa kế thế vị phải là con cháu của hàng thừa kế thứ nhất và họ chỉ có thể thừa kế phần di sản của ông bà hoặc cụ. Hay khát quát một cách dễ hiểu hơn thì con cháu sẽ thay thế cha mẹ của họ trong việc thừa kế, chứ không có trường hợp cha mẹ thay thế con để nhận di sản;
- Thừa kế thế vị được phát sinh trong trường hợp người được hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, không áp dụng trong trường hợp người thừa kế không có quyền hưởng thừa kế, từ chối nhận di sản và truất quyền thừa kế theo quy định tại Điều 620 và Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì người thừa kế mới hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế kế vị
Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế, gồm có:
- CMND hoặc Hộ chiếu của từng người hoặc CCCD;
- Hộ khẩu;
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;
- Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
- Giấy khai sinh, giấy xác nhận con nuôi; bản án, hồ sơ sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác để chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế;
- Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ.
- Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế, gồm có:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết;
- Giấy tờ đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;
- Di chúc.
- Các loại giấy tờ dùng để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế, bao gồm:
- Các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất do UBND cấp; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất; các tài liệu khác về nhà ở; Giấy phép mua bán hoặc chuyển nhượng nhà ở, được cấp bởi UBND quận/huyện với xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch; Văn bản bán nhà có chứng nhận của UBND (nếu có); và Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có)
- Giấy phép xây dựng (nếu có);
- Biên bản kiểm tra công trình đã hoàn thành (nếu có);
- Bản vẽ do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được Uỷ ban nhân dân hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có);
- Các loại giấy tờ về tài sản khác như là: (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận từ ngân hàng về việc mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…).

5. Con nuôi có được hưởng thừa kế kế vị không?
Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi, với nội dung như sau: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật Dân sự 2015.”
Theo đó, khi mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập một cách hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa họ sẽ tương tự như giữa cha mẹ ruột và con ruột. Các quyền và nghĩa vụ này chỉ chấm dứt khi việc nuôi con nuôi chấm dứt theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Bên cạnh đó, tại Điều 651 và Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 chỉ nhắc đến từ “con” mà không xác định rõ là con nuôi hay con đẻ. Do đó, theo quy định này, cả con nuôi và con đẻ đều có quyền thừa kế thế vị. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bình đẳng trong việc hưởng di sản, được quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Như vậy, con nuôi có quyền được hưởng thừa kế thế vị đối với phần di sản của cha mẹ nuôi đáng lẽ được hưởng khi còn sống.
Bài viết liên quan: AI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN KHI HÀNG THỪA KẾ THỨ NHẤT CHẾT
Từ những thông tin được đề cập trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho quý khách hàng nắm bắt được một số thông tin thiết thực, quan trọng liên quan đến “Thừa kế thế vị”. Nếu cần hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới bài viết để được giải đáp nhanh nhất.
Đội ngũ Luật sư giỏi của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua các thách thức pháp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy đăng ký tư vấn pháp luật miễn phí tại website: Luật sư Khánh hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT PHONG GIA
Địa chỉ trụ sở: Số 29 đường số 55, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Facebook: https://www.facebook.com/LuatsuoTpHCM
Email: duykhanh.phonggiagroup@gmail.com
Lưu ý: Nội dung tư vấn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm mà quy định của pháp luật có sự thay đổi dẫn đến tư vấn trên không còn phù hợp. Chính vì vậy, Quý Khách hàng có góp ý hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chân thành cảm ơn!