Thủ tục Hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những thủ tục được nhắc đến nhiều nhất khi giải quyết các tranh chấp đất đai. Vậy, hình thức hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc hay không? Hãy cùng Luật sư đất đai của Công ty Luật Phong Gia tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Định nghĩa tranh chấp đất đai

Luật sư đất đai tham khảo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Hình thức hòa giải tranh chấp đất đai?

Luật sư đất đai đánh giá Luật đất đai nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung luôn khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải. Và tranh chấp đất đai cũng không ngoại lệ. Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp đất đai thông qua phương thức tự hòa giải tranh chấp đất đai hoặc hòa giải tại chính quyền cấp cơ sở.

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

  1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”

Như vậy, hình thức hòa giải tranh chấp đất đai có thể chia làm: tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cấp cơ sở tại UBND cấp xã hoặc hòa giải trong phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại Tòa án nhân dân.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc không?

Điều 203 Luật đất đai năm 2013 còn quy định:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Luật sư đất đai đánh giá quy định tại Điều 203 nêu trên không chỉ mang tính chất khuyến khích các bên thực hiện hòa giải như khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013, mà còn khẳng định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc. Quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 xác định hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc phải thực hiện và là điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án về tranh chấp đất đai.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng xác định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại khoản 2 Điều 3:

Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Đồng thời Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 còn xác định chỉ những tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất mới phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Đối với những tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Như vậy, Luật sư đất đai khẳng định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc. Hi vọng sau bài viết này, Quý khách hàng sẽ nắm vững kiến thức để thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trước khi đưa vụ án tranh chấp đất đai giải quyết tại Tòa án nhân dân.

Việc thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai nhằm giảm thiểu rủi ro cho Khách hàng. Để Khách hàng không tốn kém chi phí, thời gian giải quyết vụ án một cách vô ích. Khách hàng không bị Tòa án trả hồ sơ khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án do chưa đủ điều kiện khởi kiện.

Đối với chủ đề về giải quyết tranh chấp đất đai, Luật sư đất đai của chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn chi tiết cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Mời Khách hàng tham khảo bài viết tại ĐÂY.

Trong bài viết tiếp theo, Luật sư đất đai của Công ty Luật Phong Gia sẽ phân tích về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Hi vọng được Quý khách hàng đón đọc.

Chân thành cảm ơn!


Đội ngũ Luật sư giỏi của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua các thách thức pháp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy đăng ký tư vấn pháp luật miễn phí tại website: Luật sư Khánh hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT PHONG GIA

Địa chỉ trụ sở: Số 29 đường số 55, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh: Chợ Bù Nho, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.

Số điện thoại: 0989 794 794

Facebook: https://www.facebook.com/pl.congdong

Email: duykhanh.phonggiagroup@gmail.com

Lưu ý: Nội dung tư vấn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm mà quy định của pháp luật có sự thay đổi dẫn đến tư vấn trên không còn phù hợp. Chính vì vậy, Quý Khách hàng có góp ý hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chân thành cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *