NỢ THUẾ CÓ BỊ TRUY TỐ KHÔNG?

Nợ thuế là tình trạng doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn và đây là một trong những vấn đề khá phổ biến trong quản lý thuế. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nợ thuế đều dẫn đến việc bị truy tố hình sự. Việc truy tố chỉ xảy ra khi có dấu hiệu của hành vi trốn thuế, tức là cố tình gian lận hoặc che giấu thuế phải nộp. Vậy, liệu nợ thuế có bị truy tố không và trong trường hợp nào trách nhiệm hình sự sẽ được áp dụng. Hãy cùng Công ty Luật Phong Gia tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

no-thue-co-bi-truy-to
Luật sư hình sự

1. Truy tố là gì?  

Theo như quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành thì truy tố cũng là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng, trong đó Viện Kiểm sát xem xét hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra chuyển giao, đánh giá tính hợp pháp, các chứng cứ và các hành vi tố tụng của cơ quan điều tra. Viện Kiểm sát có quyền quyết định việc truy tố hay không dựa trên căn cứ pháp lý. Cụ thể, truy tố là hành động của Viện Kiểm sát ra cáo trạng, chính thức đưa bị can ra Tòa án để xét xử. Truy tố có thể diễn ra theo ba hướng sau đây:

  • Truy tố bị can: Viện Kiểm sát ra cáo trạng, đề nghị Tòa án xét xử.
  • Trả lại hồ sơ: Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra bổ sung, làm rõ các tình tiết quan trọng còn thiếu.
  • Đình chỉ vụ án: Nếu không có đủ căn cứ hoặc vụ án không thuộc thẩm quyền xử lý, Viện Kiểm sát có thể ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Như vậy, có thể hiểu truy tố là bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra là hợp pháp và có căn cứ, từ đó bảo vệ quyền lợi của công dân và đảm bảo công lý.

2. Nợ thuế có bị truy tố hay không?

Theo như quy định của pháp luật, việc nợ thuế không tự động dẫn đến việc bị truy tố trách nhiệm hình sự, trừ khi cá nhân hoặc pháp nhân có hành vi trốn thuế. Các quy định liên quan đến việc xử lý hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, tội trốn thuế được xác định khi người nộp thuế có hành vi gian lận, che giấu nghĩa vụ thuế của mình, bao gồm các hành động như không nộp hồ sơ khai thuế, không ghi chép các khoản thu trong sổ kế toán, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, khai sai giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, hay cố ý không kê khai thuế. Điều này được quy định chi tiết tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, i, khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự. Nếu số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 3 tháng – 1 năm. Tuy nhiên, nếu như chỉ nợ thuế mà không có hành vi trốn thuế như trên, thì sẽ chỉ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về thuế, chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Các hình thức xử lý hành chính có thể bao gồm việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc yêu cầu thanh toán các khoản thuế nợ. Ngoài ra, theo như quy định tại khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, các khoản nợ thuế cũng sẽ được thanh toán ưu tiên sau các khoản nợ về lương, trợ cấp thôi việc, các loại bảo hiểm và các quyền lợi khác của người lao động theo như thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. Tuy nhiên trong đó cũng không có quy định về việc truy tố trách nhiệm hình sự đối với nợ thuế trừ khi có dấu hiệu của hành vi gian lận thuế.

Như vậy, chỉ khi có hành vi trốn thuế theo đúng các dấu hiệu trong Điều 200 Bộ luật Hình sự thì mới có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Việc nợ thuế thông thường sẽ bị xử lý hành chính, không liên quan đến trách nhiệm hình sự nếu không có dấu hiệu trốn thuế.

3. Quy định về xử lý đối với việc nợ thuế

Căn cứ theo quy định tại Luật Quản lý Thuế năm 2019 và Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, các tổ chức và cá nhân khi vi phạm nghĩa vụ thuế sẽ phải chịu hình thức xử phạt hành chính. Trong trường hợp không thực hiện đúng hạn việc nộp số tiền phạt thì mức phạt chậm nộp sẽ được áp dụng với tỷ lệ 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền chưa nộp. Theo đó, mức phạt này được tính từ ngày tiếp theo của thời hạn nộp tiền cho đến khi tổ chức hoặc cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước. Sự tính toán thời gian chậm nộp bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần, không phân biệt ngày làm việc hay không làm việc. Điều này có nghĩa là nếu tổ chức hoặc cá nhân không nộp tiền phạt trong thời gian quy định, dù có liên quan đến ngày nghỉ hay lễ tết, thì vẫn sẽ bị tính phạt như bình thường. 

Trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt đúng hạn, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ có trách nhiệm thông báo và đôn đốc họ thực hiện nghĩa vụ tài chính này. Cơ quan thuế có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc nộp phạt được thực hiện đầy đủ và kịp thời. 

Như vậy, việc nộp phạt đúng hạn là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân và nếu như chậm nộp thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế không chỉ có trách nhiệm theo dõi mà còn phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

luat-su-hinh-su
luat su gioi o tai tp hcm la doi ngu luat su uy tin chuyen tu van phap luat mien phi

4. Quy định về xử lý đối với việc trốn thuế

Thứ nhất, theo như Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, người nộp thuế có hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính 

Phạt tiền 01 lần số thuế trốn đối với các hành vi vi phạm như: không nộp hoặc nộp hồ sơ khai thuế chậm quá 90 ngày, không ghi chép các khoản thu trong sổ kế toán, không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để giảm số thuế phải nộp, hay khai sai để tăng số thuế được hoàn hoặc giảm;

  • Phạt tiền 1,5 lần số thuế trốn nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ đối với các hành vi như trên;
  • Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số thuế trốn tùy vào mức độ vi phạm, tính từ 01 tình tiết tăng nặng đến 03 tình tiết. Tức là phạt tiền 02 lần đối với trường hợp có 01 tình tiết tăng nặng; phạt 2,5 lần đối với trường hợp 02 tình tiết tăng nặng và phạt 03 lần đối với trường hợp 03 tình tiết tăng nặng. 

Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự về trốn thuế
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, nếu hành vi trốn thuế có dấu hiệu nghiêm trọng, cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nộp thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tùy vào mức độ vi phạm và số tiền thuế trốn, mức phạt tù có thể lên đến 7 năm, cùng với việc áp dụng các hình thức phạt tiền và cấm đảm nhận nhiệm vụ, cấm hành nghề v.v…

Trên đây là một vài lưu ý pháp lý về việc “Nợ thuế”. Đây là một vấn đề khá phổ biến và là thắc mắc chung của nhiều người, liệu nợ thuế có bị truy tố hay không, nếu không thì sẽ bị xử phạt thế nào v.v…Tất cả đã được Công ty Luật Phong Gia giải đáp rõ ràng qua bài viết trên. Nếu như cần thêm bất kì sự hỗ trợ nào khác, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới bài viết.


Đội ngũ Luật sư giỏi của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua các thách thức pháp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy đăng ký tư vấn pháp luật miễn phí tại website: Luật sư Khánh hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT PHONG GIA

Địa chỉ trụ sở: Số 29 đường số 55, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 0989 794 794

Facebook: https://www.facebook.com/LuatsuoTpHCM

Email: duykhanh.phonggiagroup@gmail.com

Lưu ý: Nội dung tư vấn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm mà quy định của pháp luật có sự thay đổi dẫn đến tư vấn trên không còn phù hợp. Chính vì vậy, Quý Khách hàng có góp ý hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chân thành cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *