Như thế nào là tranh chấp đất đai? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp đất đai? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Toà án ở đâu có quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thẩm quyền tòa án trong tranh chấp đất đai?

1. Định nghĩa tranh chấp đất đai ?
Theo quy định tại khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 định nghĩa: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.“
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 236 Luật Đất đai năm 2024 thì thẩm quyền tranh chấp đất đai được quy định theo các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa Chỉ có Toà án có thẩm quyền giải quyết
Tranh chấp đất đai mà các bên hoặc một trong các bên có:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2024.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp 2: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND
Tranh chấp đất đai mà các bên không có các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các loại giấy tờ, tài liệu như trường hợp 1. Các bên được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Phương thức 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền gồm:
Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện. Các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện. Các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Hoặc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức. Tổ chức tôn giáo. Tổ chức tôn giáo trực thuộc. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.

Phương thức 2: Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Đối với trường hợp nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án, việc xác định thẩm quyền giải quyết sẽ phụ thuộc vào nơi có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
(Những loại tranh chấp nào thuộc trường hợp “tranh chấp là bất động sản” hiện còn nhiều tranh cãi và áp dụng không thống nhất ở các Tòa án. Trong bài viết tiếp theo, đội ngũ Luật sư đất đai của chúng tôi sẽ phân tích chi tiết. Mời Quý Khách hàng đón đọc)
Hi vọng bài viết trên của Công ty Luật Phong Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp đất đai.
Nếu gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, bạn có thể liên hệ với đội ngũ Luật sư đất đai của chúng tôi để được hỗ trợ.
Đội ngũ Luật sư giỏi của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua các thách thức pháp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy đăng ký tư vấn pháp luật miễn phí tại website: Luật sư Khánh hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Địa chỉ trụ sở: Số 29 đường số 55, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Chi nhánh: Chợ Bù Nho, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.
Số điện thoại: 0989 794 794
Facebook: https://www.facebook.com/pl.congdong
Email: duykhanh.phonggiagroup@gmail.com
Lưu ý: Nội dung tư vấn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm mà quy định của pháp luật có sự thay đổi dẫn đến tư vấn trên không còn phù hợp. Chính vì vậy, Quý Khách hàng có góp ý hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chân thành cảm ơn!